Chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức Hội LHPN Việt Nam |
CHỨC NĂNG: 1. Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước; 2. Đoàn kết, vận động, phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới. NHIỆM VỤ: 1. Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; 2. Vận động các tầng lớp phụ nữ chủ động, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; 3. Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình và trẻ em; 4. Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh; 5. Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình.
HỆ THỐNG TỔ CHỨC: gồm 4 cấp 1. Trung ương 2. Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương (gọi chung là cấp tỉnh) 3. Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnhvà tương đương (gọi chung là cấp huyện) 4. Xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi chung là cấp cơ sở). Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên của cấp đó. Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp tổ chức 5 năm một lần. Cơ quan chuyên trách Hội cấp TW, tỉnh, huyện là cơ quan tham mưu, giúp việc cho BCH, ĐCT hoặc Ban Thường vụ cùng cấp. |
Lượt truy cập : 2382192
Giới thiệu chung
Chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức Hội LHPN Việt Nam
Các thông tin khác